Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

(Xây dựng) - Scotland sẽ vẫn là một phần của Vương quốc Anh - cùng với Anh, xứ Wales và Bắc Ireland - sau một cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý lịch sử. Đa số cử tri đã bác bỏ khả năng Scotland tách ra và trở thành một quốc gia độc lập.



Những người bỏ phiếu “Không” đang vui mừng cùng chiến thắng tại Glasgow, Scotland. Ảnh: Reuters

Với hầu hết số phiếu đã được kiểm, kết quả cho thấy đa phần dân chúng muốn Scotland tiếp tục duy trì liên minh đã kéo dài 307 năm với Anh.


Tính đến thời điểm hiện tại, 31 trong tổng số 32 hội đồng thành phố đã tuyên bố chọn “Không” trong chiến dịch trưng cầu dân ý về độc lập của Scotland. Số người chọn “Không” đã chiến thắng với 1,914,187 phiếu bầu, trong khi đó, phiếu bầu có là 1,539,920 phiếu bầu chiếm tỷ lệ lần lượt là 55% và 45%.



Số người tham gia trưng cầu dân ý cũng cao kỷ lục so với bất kỳ một cuộc bỏ phiếu nào ở Scotland khi chiếm tới 86%.

Sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa vào tối muộn hôm qua, việc kiểm phiếu bắt đầu ngay lập tức. Nhiều người Scotland đã thức cả đêm để chờ kết quả.

Phe vận động người dân nói “Có” với kế hoạch Scotland trở thành quốc gia độc lập dường như đã thừa nhận thất bại. Phó lãnh đạo quóc dân Đảng Scotland Nicola Sturgeon nói với BBC: “Cũng giống như hàng ngàn người khác trên khắp đất nước tôi đã đặt cả trái tim và linh hồn của tôi vào chiến dịch này và cảm thấy thất vọng cay đắng”.

Bộ trưởng đầu tiên của Scotland Alex Salmond cũng đã thừa nhận thất bại trong cuộc trưng cầu độc lập của Scotland.

Tuy nhiên, lãnh đạo của các chiến dịch ủng hộ độc lập cho biết với hơn 1,6 triệu phiếu bầu cho cuộc bỏ phiếu nói “Có” là đại diện cho một cuộc bỏ phiếu tiếp theo về nền độc lập của Scotland vào một thời điểm trong tương lai.

Ông cũng kêu gọi chính phủ Anh thực hiện tốt lời hứa của họ về quyền hạn lớn hơn được phân cấp cho Quốc hội Scotland.

Thủ tướng Anh David Cameron nói: “Tôi đã nói chuyện với Alistair Darling (người đứng đầu của Vương quốc Anh ủng hộ chiến dịch Better Together) và chúng ta cùng chúc mừng một chiến dịch mà ta đã cùng chiến đấu”.

Ông Cameron dự kiến ​​sẽ đáp ứng quyết định của Scotland trong khi truyền hình trực tiếp lễ công bố kết quả cuối cùng.

Hồng Nhung (Theo CNN,BBC)


UBND TP.HCM vừa duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư và Du lịch - Văn hóa - Giải trí (diện tích 30,1 ha) thuộc khu dân cư Nam Rạch Chiếc (90,31 ha), phường An Phú, Quận 2.


Ảnh minh họa

Khu quy hoạch thuộc phường An Phú, Quận 2 có diện tích 30,10602 ha, phía Đông giáp nút giao thông đường cao tốc và đường Đỗ Xuân Hợp, phía Tây giáp khu dân cư và tái định cư Nam Rạch Chiếc, phía Nam giáp sông Giồng Ông Tố (rạch nhánh), phía Bắc giáp đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Tính chất của khu vực quy hoạch là khu đô thị mới đa chức năng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Các khu chức năng chính bao gồm công trình công cộng, công viên cây xanh, khu nhà ở, khu thương mại - dịch vụ, văn hóa, giải trí, hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Quy mô dân số tối đa 9.960 người.

Khu đất quy hoạch được tổ chức thành 1 đơn vị ở và các khu chức năng ngoài đơn vị ở như đất giáo dục (trường trung học phổ thông), đất cây xanh và giao thông dọc hành lang bảo vệ rạch.

Trong đó, đất đơn vị ở 269.549,34 m2, chiếm tỷ lệ 89,53% diện tích toàn khu vực quy hoạch, bao gồm nhóm nhà ở 96.567,04 m2 (nhà chung cư cao tầng 40.026,13 m2; nhà ở thấp tầng (biệt thự) 56.540,91 m2); đất công trình công cộng 58.507,36 m2 (giáo dục: 19.069,64 m2, thương mại dịch vụ - văn hóa vui chơi, giải trí, y tế 39.437,72 m2); đất công viên cây xanh - thể dục thể thao - hồ điều tiết 59.391,10 m2; đất giao thông sân bãi nhóm nhà ở 55.083,84 m2.

Đất ngoài đơn vị ở là 31.510,86 m2, chiếm tỷ lệ 10,47% diện tích toàn khu vực quy hoạch, bao gồm: Đất giáo dục (trường trung học phổ thông) 20.015,76 m2; Đất cây xanh thuộc hành lang bảo vệ rạch 5.608,90 m2; Đất giao thông thuộc hành lang bảo vệ rạch là 5.886,20 m2.

M.L


Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

19h ngày 19.9 tại Hải Phòng gió đã bắt đầu giật mạnh, tại khu vực biển Đồ Sơn xuất hiện sóng lớn. Tới thời điểm này mọi công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 3 đã hoàn tất. PV Lao Động ghi nhận không khí phòng, chống bão số 3 tại khu vực Cảng Hải Phòng và một số địa phương ven biển.


Với đặc thù nằm ngay sát các khu vực luồng lạch xung yếu, đối mặt với nhiều nguy cơ cao khi bão về, các doanh nghiệp cảng biển ở Hải Phòng đã tập trung mọi nguồn lực, chủ động ứng phó với cơn bão số 3. Các doanh nghiệp thuộc cảng Hải Phòng đã dừng lệnh cung cấp dịch vụ bốc xếp tập trung chống bão.


Với diện tích hơn 21 ha đang khai thác và 30ha đang xây dựng hoàn thiện, Chiều dài ven biển là gần 1 km với 5 cầu tầu, chi nhánh Cảng Tân Vũ thuộc Công ty cổ phần cảng Hải Phòng đã huy động hơn 700 cán bộ, công nhân viên tham gia chống bão theo phương châm "4 tại chỗ"



Những thiết bị phục vụ tại Cảng được gia cố chắc chắn, bảo đảm an toàn khi bão đổ bộ

Chiều nay, con tàu hàng có chiều dài 150m này đã được bốc xếp để về điểm neo đậu, tránh trú bão an toàn

Trong khi đó tại các địa phương ven biển như Đồ Sơn, Kiến Thụy, Cát Hải...100% tàu thuyền đã về nơi tránh trú bão an toàn


Ngư dân Kiến Thụy đã hoàn thành việc neo đậu tàu thuyền

Tàu thuyền neo đậu tại bến cá Ngọc Hải (quận Đồ Sơn)

(ĐSPL) – Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa thông qua quyết định giao cho Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư dự án đường ống dẫn nước sông Đà số 2.


Ông Nguyễn Cao Lục – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chính thức thông qua đề xuất cho phép Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thực hiện đầu tư xây dựng tuyến ống Phân kỳ 1 thuộc giai đoạn II Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn Hà Nội - Hà Đông (đường ống dẫn nước sông Đà số 2).

Tuy nhiên, Vinaconex phải đảm bảo được chất lượng và hiệu quả dự án, đồng thời có biện pháp bảo đảm việc cấp nước cho khu vực phía Tây thành phố Hà Nội.

Đề nghị này do chính Vinaconex đưa ra và nhận được sự ủng hộ của các Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đã đề xuất với chính phủ về việc tiếp tục giao cho Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư dự án xây dựng đường ống nước sông Đà số 2.

Đại diện lãnh đạo UBND thành phố cũng khẳng định, việc UBND thành phố Hà Nội thống nhất để Tổng công ty Vinaconex triển khai giai đoạn 2 là có cơ sở.

Thứ nhất, đây là một trong các giải pháp để khắc phục sự cố vỡ ống nước giai đoạn 1 mà trách nhiệm thuộc về Vinaconex, để kịp thời cung cấp ổn định nước sạch cho nhân dân. Thứ hai, điều này cũng thực hiện theo đúng chủ trương và quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ ba, Vinaconex đã cam kết tự bỏ vốn đầu tư đảm bảo tiến độ thời gian, trình tự, thủ tục về đầu tư triển khai nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu bức xúc của nhân dân. Thứ tư, việc này sẽ đảm bảo sự đồng bộ của cả dự án do Vinaconex làm chủ đầu tư gồm nhà máy và tuyến ống, sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư và vận hành, sử dụng sau này.

Tuy nhiên, ngày 29/7, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước giai đoạn 1. Từ thực tế này, Hà Nội kiến nghị với Chính phủ, việc Tổng công ty Cổ phần Vinaconex triển khai giai đoạn 2 của dự án phải được xem xét cụ thể về năng lực, các điều kiện để thực hiện dự án và quy định của pháp luật .

Tính đến thời điểm hiện tại đã xảy ra tổng cộng 9 lần sự cố vỡ đường ống nước của hệ thống cấp nước Sông Đà (kể từ tháng 12/2012).

Hai lần vỡ gần đây nhất xảy ra chỉ trong 3 ngày (ngày 10/7 – 12/7), mỗi lần vỡ đường ống ảnh hưởng tới sinh hoạt của hàng chục nghìn hộ dân Thủ đô.

Đặc biệt, sau lần vỡ thứ đường ống sông Đà lần thứ 9, sáng 29/7, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế (C46), Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” tại Vinaconex.

HOÀI THU

Xem thêm video clip : Video: Cha ruột bé bị bạo hành đến nhận con


Việc thực hiện luân phiên cán bộ y tế về hỗ trợ tuyến cơ sở tại TP Hồ Chí Minh đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, góp phần “tăng chất” cho bệnh viện tuyến dưới, đồng thời “giảm lượng” cho bệnh viện tuyến trên; giúp người dân ở các quận, huyện được tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao.


Giải quyết thiếu hụt nhân sự


Có một thực tế là các bệnh viện tuyến quận, huyện của TP Hồ Chí Minh đều trong tình trạng thiếu cán bộ y bác sỹ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở các chuyên khoa như: Sản, nhi, nội, ngoại... Đơn cử như bệnh viện huyện Củ Chi chỉ có 12 bác sỹ, trong đó, khoa nhi và khoa sản vẫn chưa có bác sỹ, dù đây là 2 khoa có lượng bệnh nhân khám và chữa bệnh rất cao. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại bệnh viện huyện Cần Giờ. Theo tính toán của bệnh viện, hiện còn thiếu khoảng 20 bác sỹ.


Việc luân chuyển bác sĩ về tuyến dưới đã phần nào giải quyết được tình trạng thiếu nguồn nhân lực tại các bệnh viện cơ sở.

“Thực hiện đề án luân phiên cán bộ y tế về hỗ trợ tuyến cơ sở, TP Hồ Chí Minh đã tăng cường bác sỹ từ các Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương... về cơ sở của chúng tôi, góp phần giải quyết tình trạng thiếu bác sỹ có trình độ chuyên môn cao của bệnh viện”, bác sỹ Lý Văn Hạng, Phó Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), chia sẻ.


Cũng theo bác sỹ Lý Văn Hạng, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho bệnh viện, việc tăng cường này còn giúp các bệnh nhân tuyến huyện không phải di chuyển đi xa, giảm chi phí, mà vẫn được hưởng những dịch vụ cao. “Chưa kể việc cùng làm với những bác sỹ giỏi, sẽ giúp chính các y, bác sỹ của bệnh viện có cơ hội học hỏi, nâng cao năng lực, tay nghề của mình”, bác sỹ Hạng nhấn mạnh.


Đồng quan điểm này, bác sỹ Trần Ninh Bảo Nhi, Trưởng khoa Sản bệnh viện huyện Cần Giờ, cho biết: “Việc các bệnh viện tuyến trên cử cán bộ xuống bệnh viện quận, huyện đã giúp các bệnh viện tuyến dưới về mặt nhân lực rất lớn và giúp các bác sỹ ở tuyến dưới học hỏi về chuyên môn rất nhiều”.


Là một bác sỹ tăng cường tại Bệnh viện huyện Cần Giờ, bác sỹ Nguyễn Thanh Tuệ, bác sỹ Chuyên khoa I Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết: “Từ khi thực hiện đề án luân phiên cán bộ y tế, những phẫu thuật như mổ ruột thừa, bướu cổ hay mổ gân, dây chằng đã được triển khai tại các bệnh viện tuyến quận, huyện”.


Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, từ khi triển khai đề án đến nay, Sở Y tế đã tổ chức hai đợt ra quân, với hơn 50 bác sỹ được tăng cường cho tuyến dưới. Hầu hết các cán bộ y tế được cử đi luân phiên đều là những người có trình độ chuyên môn cao ở các lĩnh vực, như: Hồi sức cấp cứu, ngoại tổng quát, ngoại chấn thương chỉnh hình, nhi khoa, nội tổng quát, sản, nhiễm, mắt, tai mũi họng, chấn thương chỉnh hình...


Có lợi cho dân


Từ ngày có bác sỹ ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ luân chuyển về, người dân huyện Củ Chi rất vui mừng. Bởi từ đây, họ đỡ phải vất vả đi xa, xếp hàng chờ đợi cả ngày để được khám ở bệnh viện tuyến trên. “Trước kia, mỗi khi con bệnh tôi phải đi mất một tiếng đồng hồ để lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám, giờ không phải đi nữa, nhưng vẫn có bác sỹ ở BV Nhi Đồng 1 khám. Tôi không phải vất vả đưa con lên thành phố, cũng không phải chen nhau chờ khám ở các bệnh viện thành phố”, chị Phan Thị Thanh Trúc có con đang nằm điều trị tại Bệnh viện Củ Chi, cho biết.


Theo bác sỹ Lý Văn Hạng, thành công lớn nhất của đề án luân phiên cán bộ y tế là bệnh nhân rất tin tưởng khi có bác sỹ thành phố về khám. Số lượng bệnh nhân tới khám tăng lên, người dân được tiếp cận với các kỹ thuật, chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn. “Trước đây, bệnh viện rất ít bệnh nhi và sản phụ đến khám bệnh, nhưng hiện nay, mỗi ngày có khoảng 40 - 50 bệnh nhi đến khám, điều trị. Nhiều trường hợp bệnh nặng đã không phải chuyển viện, mà có thể giải quyết tại chỗ”, bác sỹ Hạng cho biết.


Tại Bệnh viện huyện Cần Giờ, số lượng bệnh nhân tới khám, chữa bệnh cũng tăng đáng kể, tỷ lệ chuyển viện chỉ còn 10%. Nhiều ca sinh khó, cấp cứu… cũng được thực hiện tại bệnh viện. Bệnh viện cũng đã được chuyển giao nhiều kỹ thuật chuyên môn khó mà trước đây chưa thực hiện được như mổ lấy thai ngoài tử cung, mổ viêm ruột thừa, gây tê tủy sống, gây mê nội khí quản…


“Đề án này đã giúp bệnh viện tuyến dưới phát triển được các chuyên khoa, tăng năng lực khám chữa bệnh. Có lẽ thể hiện rõ nhất ở bệnh viện là khoa Nhi. Trước đây, khoa chỉ có 20 - 30 bệnh nhi/ngày, nhưng khi có bác sỹ Bệnh viện Nhi Đồng 2 về hỗ trợ, số bệnh nhi đến khám và điều trị tăng từ 80- 90 bệnh nhi/ngày, có ngày cao điểm lên đến 100 - 120 bệnh nhi/ngày. Điều quan trọng nhất là đã tạo được niềm tin của người dân khi đến với bệnh viện tuyến huyện”, bác sỹ Trần Ninh Bảo Nhi, Trưởng khoa Sản Bệnh viện huyện Cần Giờ, chia sẻ.


Theo bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, để thực hiện đề án này, Sở Y tế đã chỉ đạo và phân công cho các bệnh viện tuyến thành phố cử cán bộ y tế đến từng bệnh viện quận, huyện để hỗ trợ khám, chữa bệnh; đồng thời triển khai kỹ thuật chuyên môn, giúp các bệnh viện quận, huyện có khả năng tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân mà không phải chuyển về tuyến trên. Theo đó, sau hơn nửa năm thực hiện và triển khai đề án, số lượt bệnh nhân được cán bộ luân phiên trực tiếp khám và điều trị ngoại trú đạt trên 37.000 lượt, 445 lượt khám và điều trị nội trú; đồng thời có hơn 104 ca được cán bộ luân phiên trực tiếp phẫu thuật, 37 ca do cán bộ y tế tại đơn vị tiếp nhận trực tiếp thực hiện sau khi đã được chuyển giao kỹ thuật.

Bác sỹ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh:

Phối hợp nhịp nhàng

Ban Giám đốc các bệnh viện luôn tạo điều kiện thuận lợi và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở cán bộ y tế đi luân phiên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhìn chung, các đơn vị cử cán bộ y tế đi luân phiên và đơn vị tiếp nhận cán bộ y tế đến luân phiên, đều thực hiện đầy đủ các chế độ lương, thu nhập tăng thêm, các khoản thưởng, phụ cấp cho cán bộ y tế đi luân phiên theo đúng quy định. Đặc biệt, một số đơn vị như Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, Bệnh viện huyện Cần Giờ còn hỗ trợ thêm kinh phí bằng nguồn của đơn vị, hoặc chuẩn bị chỗ ăn, chỗ nghỉ cho các bác sĩ đi luân phiên, giúp cán bộ yên tâm công tác.

Bác sỹ Phan Văn Nghiệm, Phó Giám đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương:

Cần sắp xếp thời gian hợp lý

Đề án luân phiên cán bộ y tế là một đề án hay, thể hiện được tính nhân văn, mỗi cán bộ y tế phải xem đây như là một nhiệm vụ trong đời của một người thầy thuốc với những người dân ở tuyến dưới. Bên cạnh đó, nhằm tránh trường hợp bác sỹ được cử đi cơ sở quá lâu sẽ bỏ việc, hoặc chuyển ra làm tư nhân, cần phải có một chính sách đãi ngộ và kế hoạch sắp xếp thời gian hợp lý. Hiện nay, bệnh viện thực hiện theo kiểu luân phiên mỗi bác sỹ sẽ đi một tuần hoặc một tháng, thay phiên nhau, cho đến khi nào làm nhiệm vụ đủ một năm. Bệnh viện cũng tạo điều kiện và động viên tinh thần của bác sỹ khi đi làm nhiệm vụ.

Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Thơ, cán bộ bệnh viện phụ sản Hùng Vương đang làm nhiệm vụ tại bệnh viện huyện Cần Giờ:

Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

Đi công tác về các bệnh viện tuyến quận, huyện xa thành phố, không những thu nhập bị giảm, mà cuộc sống gia đình cũng bị xáo trộn, con nhỏ không biết gửi ai chăm sóc... Khi xuống Bệnh viện Cần Giờ công tác, tôi phải đóng cửa phòng mạch của mình, đứa con nhỏ ba tuổi phải gửi ông bà chăm sóc giúp, nhưng tôi nghĩ đây là nhiệm vụ và nghĩa vụ của một bác sỹ nên vẫn sẵn sàng đi. Tôi cảm thấy rất vui khi giúp đỡ được đồng nghiệp và bà con ở vùng khó khăn này.

Đan Phương


Không ai phủ nhận, mặt tích cực của các chương trình dành cho trẻ em là tạo ra sân chơi cho các em, đồng thời qua đó tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng nhí. Song, với những gì đã và đang diễn ra từ các chương trình, người ta cũng đặt câu hỏi "Có khi nào mục đích tạo sân chơi và tìm kiếm tài năng chỉ là cái cớ, và trẻ em đang là đối tượng để người lớn trục lợi kiếm tiền?".

Khi các chương trình truyền hình thực tế và game show dành cho người lớn rơi vào cảnh ế ẩm và bão hòa, thì những chương trình với phiên bản dành cho con nít lại là miếng bánh màu mỡ để các đơn vị sản xuất chương trình và nhà đài bắt tay khai thác và kiếm tiền.

Không ai phủ nhận, mặt tích cực của các chương trình này là tạo ra sân chơi cho các em, đồng thời qua đó tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng nhí. Song, với những gì đã và đang diễn ra từ các chương trình, người ta cũng đặt câu hỏi "Có khi nào mục đích tạo sân chơi và tìm kiếm tài năng chỉ là cái cớ, và trẻ em đang là đối tượng để người lớn trục lợi kiếm tiền?".

Vì sao chương trình dành cho trẻ em hút khách?

Trong khi phiên bản dành cho người lớn rơi vào cảnh ngày càng ế ẩm và kém hấp dẫn vì cạn kiệt ý tưởng lẫn chiêu trò, thì những chương trình truyền hình thực tế và game show dành cho trẻ em như The voice kids nhí, Bước nhảy hoàn vũ, Vietnam's Got Talent… lại hứa hẹn sự bùng nổ và thu hút được nhiều sự quan tâm của cả trẻ em lẫn người lớn. Một trong những lý do khiến cho chương trình dành cho trẻ em ngày càng được chú ý và giành được nhiều tình cảm của khán giả, đó chính là sự hồn nhiên, trong sáng và tài năng không thể phủ nhận của các em. Thêm nữa, trẻ em luôn là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội, tìm kiếm và phát triển tài năng cho các em là mong muốn không chỉ riêng gia đình mà còn là trách nhiệm của quốc gia.


Nước mắt thí sinh biến thành chiêu trò của nhà sản xuất.

Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu này, các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình ngay lập tức chớp thời cơ, chuyển hướng sang "đầu tư" vào đối tượng nhí. Tất nhiên, mục đích được tung hô dưới chiêu bài tạo ra sân chơi cho các em, đồng thời tìm kiếm và phát hiện tài năng nghệ thuật cho tương lai của đất nước. Ở khía cạnh tích cực, những chương trình này đúng là góp phần tạo ra sân chơi cho các em, khi mà môi trường và khoảng không vui chơi, giải trí của chúng đang ngày càng bị thu hẹp. Khoảng cách về đời sống của trẻ em đô thị và nông thôn ngày càng bỏ nhau khá xa, thì nhờ sân chơi này chúng được xích lại gần nhau, xóa đi khoảng cách giữa giàu và nghèo, văn minh và lạc hậu. Và cũng thông qua những chương trình, tài năng của các em được phát hiện và đào tạo, bất kể chúng ở thành thị hay nông thôn.

Có hay không con dao hai lưỡi?

Tạo ra sân chơi lành mạnh cho con trẻ là điều mong muốn của tất cả các bậc phụ huynh khi đến với chương trình, song tạo ra rating, tăng thời lượng và biểu giá quảng cáo, thu hồi vốn và có lãi lại là bài toán kinh doanh của nhà sản xuất. Nếu đơn vị tổ chức bị mục đích này chi phối, thì thử hỏi ai là người chịu tác động trực tiếp ngoài các em, đối tượng chính của chương trình. Bằng chứng, "Giọng hát Việt nhí 2013" từng gây xôn xao dư luận khi xuất hiện những đoạn nhật ký vạch rõ những mảng tối phía hậu trường của một bậc phụ huynh. Hay sau mỗi một chương trình, lại có những mảng tối được lộ ra khiến nhiều người ngỡ ngàng rồi thất vọng. Có không ít bậc làm cha, làm mẹ, chỉ vì thương con mà ngậm đắng nuốt cay theo thế "đâm lao phải theo lao", vì những ràng buộc hợp đồng đã thỏa thuận với đơn vị tổ chức trước đó mà đành ngậm bồ hòn làm ngọt.


Thí sinh với bài hát về biển đảo của đội Lam Trường.

Những lầm tưởng về việc đưa con đến với cuộc thi sẽ thoải mái thể hiện tài năng, sở trường hay thế mạnh, thì luật chơi với những quy định khắt khe vô hình trung tạo ra tâm lý "đấu đá" để giành phần thắng. Các em phải tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn và chỉ bảo từ các HLV. The voice kids hiện là chương trình tạo được rất nhiều sự quan tâm của công chúng, không chỉ trẻ em yêu thích mà ngay cả người lớn cũng dành nhiều tình cảm cho chương trình này. Không ai phủ nhận giọng hát của các em rất hay, song điều bất thường lại rơi và bài hát mà HLV và các em lựa chọn để biểu diễn. Hầu hết là những bài hát của người lớn, đòi hỏi sự chiêm nghiệm cũng như từng trải ở người trưởng thành, đã khiến các em phải gồng mình thể hiện, điều này làm mất đi sự hồn nhiên và trong sáng vốn có của con trẻ.

Chưa hết, cách chiêu dụ và lôi kéo chúng về đội của mình cũng được các HLV thể hiện bằng những lời hứa hẹn đường mật, vô tình tạo ra tâm lý trông đợi và hi vọng quá lớn ở chúng. Ngoài ra, để tạo kịch tính cũng như sự chú ý của dư luận, kịch bản đã được những người sản xuất dựng trên những tình huống lâm ly bi đát, nếu không muốn nói là quá sự thật, xoáy sâu vào hoàn cảnh của các em để đánh vào lòng thương cảm của người xem. Việc học hành của trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thời gian luyện tập và ghi hình kéo dài và dày đặc. Lịch phát sóng của "Giọng hát Việt nhí" năm nay sẽ kéo dài đến cuối tháng 10/2014, thời điểm các em đã nhập học hơn một tháng. Trong đó, chỉ có vòng "Giấu mặt" đã được ghi hình và phát sóng vào tháng 6, các vòng thi sau, thí sinh đều phải hát trực tiếp trên truyền hình.

Tương tự như "Giọng hát Việt nhí", "Bước nhảy hoàn vũ nhí" cũng ở tình trạng không mấy khả quan. Thí sinh xuất hiện trên sân khấu với những bộ đồ gợi cảm quá mức cần thiết, động tác uốn dẻo được các em thêm thắt vào bài nhảy nhiều khi sexy chẳng khác gì người lớn. Thời gian tập chung cho cuộc thi kéo dài cũng ít nhiều gây nên những trở ngại về việc học tập của các em. Tài năng và sự cống hiến của các em sau mỗi màn trình diễn hoàn toàn chinh phục khán giả, nhưng sự an toàn của chúng thì ai là người chịu trách nhiệm, nếu tai nạn xảy ra khi thực hiện những động tác khó ai sẽ bảo vệ và chịu trách nhiệm là vấn đề mà BTC chưa một lần nhắc đến, cho dù nhờ sức nóng của những vũ công nhí, chương trình kiếm được bộn tiền từ việc bán quảng cáo là điều ai cũng nhìn thấy từ những chương trình đã phát sóng ở mùa giải cũ.


Trang phục sexy không phù hợp với lứa tuổi của các bé trong BNHV.

"Gương mặt thân quen" phiên bản dành cho người lớn, với luật chơi là bắt chước gương mặt người khác đã mang lại thành công vang dội cho đơn vị tổ chức nhờ Hoài Lâm, con trai nuôi của danh hài Hoài Linh cũng đã được đơn vị sản xuất chương trình này tận dụng và chuyển sang đối tượng nhí. Nhưng câu hỏi đặt ra, nếu yêu cầu các em bắt chước người lớn cho thật giống, rồi tung hô hành vi bắt chước của chúng thành tài năng liệu có kệch cỡm và phi lý hay không, hình như cũng là câu trả lời mà ban tổ chức cũng như những người thực hiện chương trình bỏ ngỏ.

Khi tổ chức cuộc thi, người sản xuất chương trình tạo ra niềm tin cho thí sinh và người nhà của các em về một bệ phóng cũng như môi trường để các em có thể phát huy hết tài năng của mình. Những phần thưởng, những món quà dành cho người chiến thắng sẽ góp phần kích thích sự cố gắng của các em, nhưng mặt trái của chúng cũng là những mệt mỏi, tâm lý lo âu, tranh giành và đấu đá sẽ tác động trực tiếp lên chúng trong suốt quá trình tham gia cuộc thi. Khi mà tâm hồn, sự non nớt và khả năng tiếp nhận cũng như chắt lọc thông tin chưa vững vàng dễ khiến chúng bị tổn thương, thất vọng, thậm chí là mất niềm tin vì đã hi vọng quá nhiều vào những lời hứa hẹn từ người lớn.

Để tránh được điều này, hơn ai hết các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ vai trò và tính chất của những cuộc thi này. Hãy coi nó là những sân chơi để con trẻ thỏa sức sáng tạo, được giao lưu và học hỏi bạn bè, được tích lũy thêm những kiến thức về các loại hình nghệ thuật mà chúng yêu thích và có năng khiếu. Không nên đặt quá nhiều kỳ vọng cũng như tạo áp lực cho con cái khi coi đây là những cuộc thi mà chúng buộc phải giành chiến thắng. Tuyệt đối nói không với chiêu trò, không bắt tay cũng như "hợp tác" với nhà sản xuất để tạo ra những dư luận không đáng có chỉ với mục đích gây chú ý cho chương trình.

Thiết nghĩ, dù là các chương trình tìm kiếm tài năng nhí, hay chương trình mang thiên hướng giải trí thì cũng cần đặt mục tiêu giáo dục lên đầu. Đừng để tâm hồn của các em bị "sạn", đừng làm mất sự hồn nhiên của các em bởi những gì mà người lớn cố áp đặt lên và biến chúng trở thành phiên bản của họ. Nếu như những vấn đề này không được phụ huynh cũng như người sản xuất chương trình chú ý và nhìn nhận một cách tích cực, thì vô hình trung chúng ta đang đẩy con em mình vào cuộc chơi của người lớn, khi mà niềm vui của con trẻ thực chất chỉ là phương tiện để những kẻ tham lam lợi dụng và trục lợi nhằm làm đầy túi tiền của mình


Ngày 15/9, Thượng tá Tạ Văn Hùng, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam 3 đối tượng liên quan đến 3 vụ mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn.

Các đối tượng này gồm Vũ Thị Thu Thảo (21 tuổi), trú tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Nguyễn Tuấn Hưng (42 tuổi), ở phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc); Dương Thị Thanh (43 tuổi), trú tại xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường.

Qua tài liệu của cơ quan điều tra, vào hồi 14h30 ngày 10/9, tại phường Tích Sơn, TP Vĩnh Yên, tổ công tác của Phòng CSĐT tội phạm về ma túy đã bắt quả tang Vũ Thị Thu Thảo đang bán trái phép chất ma túy đá cho Nguyễn Văn Hùng. Tang vật thu giữ 5,4493g ma túy tổng hợp, 2 ĐTDĐ và 1 triệu đồng. Vào lúc 17h cùng ngày, tại phường Hội Hợp tổ công tác phát hiện, bắt giữ Nguyễn Tuấn Hưng, đang có hành vi bán trái phép chất ma túy cho đối tượng nghiện.

Tiếp đó, ngày 12/9, tại xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, lực lượng Công an bắt giữ Dương Thị Thanh đang bán trái phép chất ma túy cho đối tượng nghiện. Tang vật thu giữ trên 7,3 gam ma túy, 1 xe máy và 700.000 đồng. Tại cơ quan Công an, các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội